ý nghĩa của Các thẻ META trong SEO

Meta tag là thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt lẫn người dùng hay bot của các Search Engine. Hiện nay, có không ít người đang hiểu sai ý nghĩa của nó và ứng dụng đôi khi không hợp lý trong website. Bài viết này sẽ giải thích về ý nghĩa của hầu hết các thẻ Meta tag nhằm giúp các bạn ứng dụng một cách hợp lý hơn và gợi ý các Meta tag bạn nên dùng hoặc không nên dùng.


Meta Tag: là các thẻ Meta được sử dụng ở phần Header của HTML nhằm tăng khả năng tìm kiếm các từ khoá của các công cụ tìm kiếm. Vị trí xuất hiện: <head> Meta Tag xuất hiện tại đây </head>
Có 2 kiểu sử dụng Meta Tag thường thấy:1. <Meta http-equiv="name" content="content">2. <Meta name="name" content="content">
Ở những thời kỳ đầu khi Meta tags được phát triển nhằm hỗ trợ cho việc phát triển chung của website. Tuy nhiên sau đó việc ứng dụng của nó bị thay đổi lớn, nhiều webmasters đã sử dụng nó một cách thái quá trong việc ứng dụng Meta tags cho keywords (từ khóa) đối với các website có nội dung không lành mạnh. Rất nhiều từ khóa không liên quan được đặt vào website nhằm giúp cho website đạt kết quả tốt trong kết quả tìm kiếm của các SE. Hiện nay các cỗ máy tìm kiếm đã giảm bớt độ ảnh hưởng của Meta tags cho việc hiển thị kết quả. Google thường bỏ qua sự ảnh hưởng của Meta tags và chỉ sử dụng Google Meta tags (sẽ được giới thiệu dưới đây). Các cỗ máy tìm kiếm khác cũng có cách đọc thẻ này bằng cách riêng của nó.

Sau đây là nội dung giải thích ý nghĩa của các thẻ Meta tags.
I. Các thẻ Meta Tags được khuyến khích sử dụng:
1. Meta Content Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)Thẻ này được dùng để khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này cũng được dùng tương tự như Meta Name Language. Các robot của SE thường dùng thẻ này để phân loại ngôn ngữ của website.Bạn nên sử dụng thẻ này nếu website của bạn có ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Cá nhân tôi chưa từng thử, tuy nhiên theo như những gì mà tôi tham khảo thì thẻ này rất có ích cho bot phân loại nội dung theo ngôn ngữ.

Ví dụ:<Head><Meta http-equiv="Content-Language" Content="vi"></head>

2. Meta Content TypeThẻ này dùng để khai báo mã cho website.Nếu bạn không sử dụng thì có khi người dùng website của bạn sẽ không đọc được nội dung website của bạn do trình duyệt không tự động điều chỉnh mã phù hợp cho website của bạn. Ví dụ: Nội dung website của bạn được nhập liệu thông qua mã UTF-8 nhưng được hiển thị ở chế độ của ISO hay ASCII.Thẻ này còn có nhiều lợi ích khác,mình sẽ giới thiệu với các bạn trong thời gian tới

Ví dụ:<Head><meta http-equiv="content-type" content="text/html; charset=utf-8" /></Head>

3. Meta DescriptionThẻ này dùng để mô tả nội dung của một trang web. Nội dung của thẻ này nên được viết ngắn gọn và xúc tích khoảng từ 20 đến 25 từ hoặc ít hơn. Đây là thẻ được hầu hết các SE sử dụng để hiển thị nội dung kết quả tìm kiếm.Thẻ này được khuyến khích sử dụng và nên viết một cách xúc tích nhất nhằm thu hút người dùng bấm vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm. Thông thường nếu không dùng thẻ này thì các SE như Google cũng sẽ tự động tạo khi index nội dung website. Tuy nhiên bạn nên dùng bởi vì đôi khi các mô tả được index tự động sẽ không được như ý của bạn.

Ví dụ:<Head><meta name="description" content="Diễn đàn học sinh liên khóa Trường THPT Quang Trung - Thành phố Hải Phòng... " /></Head>

II. Các thẻ phụ khác:Các thẻ sau đây được gọi là thẻ phụ vì cũng được khuyến khích dùng nhưng không thật sự quan trọng, bạn có thể dùng cũng được hoặc có thể không sử dụng chúng.

1. Meta AbstractCung cấp nội dung tóm tắt cho phần mô tả của website. Thẻ này chỉ được dùng để mô tả ngắn gọn hơn để bot có thể xác định được chính xác hơn nội dung website của bạn. Nội dung của thẻ này thường khoảng 10 từ trở lại. Thẻ này hiện tại không nằm trong các thuật toán của Google, Yahoo và Bing.
Ví dụ:<Head><Meta Name="Abstract" Content="Diễn đàn, học sinh, Trường THPT, Quang Trung, Thủy Nguyên, Hải Phòng"></Head>

2. Meta AuthorThẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên website. Nội dung của thẻ này thường là tên của người đã tạo ra website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình hoặc là Nick của bạn. Thẻ này không được index bởi Google, Yahoo hay Bing, do đó cũng không hỗ trợ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.

Ví dụ:<Head><Meta name="Author" Content="HoangPhu.Vn"></Head>

3. Meta CopyrightĐây chỉ là thẻ mang tính thương hiệu hay các thông tin bản quyền cá nhân hay sở hữu trí tuệ của bạn.Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này bởi vì nó chỉ mang tính tượng trưng và không có nghĩa là nó bảo vệ được bản quyền của bạn.

Ví dụ:<Head><meta name="copyright" content="Copyright 2011"></Head>

4. Meta GoogleBạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này ngoại trừ bạn muốn điều khiển google bot theo ý của mình cho cấu trúc website của bạn. Đây là thẻ mà google chắc chắn quan tâm đến. Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng các thẻ này trong trường hợp thực tiễn sau: Bạn thay đổi cấu trúc nội dung và đường dẫn website, bạn sẽ vẫn giữ phiên bản cũ nhưng với thẻ này để google sẽ tự động xóa các index tương ứng với link này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng Redirect Permanently 301 sẽ giúp cho bạn chuyển PageRank từ trang cũ qua trang mới.Thẻ này chỉ được sử dụng cho việc bạn muốn loại bỏ nội dung khỏi Google. Các thuộc tính của thẻ này:1. Googlebot: noarchive - không cho phép Google hiển thị nội dung cache của site bạn.2. Googlebot: nosnippet - Không cho phép Google hiển thị nội dung trích dẫn hoặc cache.3. Googlebot: noindex - Không index những trang web nào đó của bạn.4. Googlebot: nofollow - Loại bỏ việc đánh giá PageRank hoặc link từ trang này.

5. Meta KeywordsMeta Keyword được dùng để định dạng nội dung trang web. Từ khóa được sử dụng bởi các SE để index site của bạn có thêm thông tin từ các nội dung của title, body, và các thành phần khác. Từ này thường được dùng để cung cấp các từ khóa liên quan đồng nghĩa hoặc tương tự với các từ khóa của title. Tuy nhiên hiện nay các SE đã loại bỏ thẻ meta này, Meta Keyword đã không còn quan trọng như xưa

7. Meta Bing (No ODP)Thẻ này được ứng dụng cho việc mô tả website của bạn ở kết quả tìm kiếm của Bing. Do Bing thường hay sử dụng mô tả của DMOZ nên dùng thẻ này sẽ giúp cho Bing chuyển qua dùng mô tả của bạn.
Ví dụ:[I]<Head><Meta Name="msnbot" Content="NOODP"></Head>[/I]
Những META không khuyến khích sử dụng

Các thẻ không được khuyến khích sử dụng bao gồm: Meta Content Script Type, Meta Content Style Type, Meta Distribution, Meta Expires, Meta Generator, Meta MS Smart Tags, Meta Pragma No-Cache, Meta Publisher, Meta Rating, Meta Reply-To, Meta Resource Type, Meta Revisit After, Meta Set Cookie, Meta Subject.

1. Meta Content Script TypeThẻ này được dùng để cho biết các mã script sử dụng trong tài liệu HTML là gì. Thẻ này bạn không cần dùng bởi vì các bot của SE dùng có cách riêng của nó để nhận biết được script trong HTML của bạn là loại gì. Ngoài ra các trình duyệt (browser) cũng được phát triển các phương thức riêng để nhận biết loại script trong HTML.
Ví dụ:<Head><Meta http-equiv="Content-Script-Type" Content="text/javascript"></Head>

2. Meta Content Style TypeThẻ này được dùng để cho biết kiểu (style) bạn dùng để định dạng văn bản là loại gì. Tương tự như trên thì thẻ này cũng không cần thiết phải dùng.
Ví dụ:<Head><Meta http-equiv="Content-Style-Type" Content="text/css"></Head>

3. Meta DistributionThẻ này dùng để khai báo thông tin rằng nội dung web của bạn được phân bố trong phạm vi thế nào. Thẻ này bạn cũng không cần phải dùng đến vì nếu để giới hạn phạm vi sử dụng thì bạn có thể dùng robots.txt hoặc .htaccess. Có 3 loại lựa chọn cho thẻ này:* Global (toàn bộ website)* Local (Chỉ dùng cho nhóm ip của website)* IU (Internal Use - Sử dụng nội bộ, không public ra ngoài).
Ví dụ :<Head><Meta Name="Distribution" Content="Global"></Head>

4. Meta ExpiresThẻ này dùng để thông báo thời gian trang nội dung của bạn sẽ bị hết hạn. Thẻ này bạn cũng không cần thiết phải sử dụng vì những bot ví dụ như Google cũng chẳng quan tâm đến và mặc dù bạn có để thẻ này thì Google vẫn cache website của bạn như thường. Vì vậy bạn không cần phải mất thời gian quan tâm đến thẻ này.
Ví dụ :<Head><Meta http-equiv="expires" Content="Wed, 26 Feb 2015 08:21:57 GMT"></Head>

5. Meta GeneratorThẻ này dùng để cung cấp thông tin về công cụ bạn dùng để tạo ra tài liệu HTML của bạn. Ngay cả về ý nghĩa của nó bạn đã thấy điều này hoàn toàn chẳng cần thiết và bạn cũng nên xóa nó đi nếu như công cụ bạn dùng tạo ra nó để nhìn cho gọn gàng hơn và tập trung vào những thứ cần thiết.
Ví dụ:<Head><meta name="generator" content="Open Source - NukeViet 3.0" /></Head>

6. Meta Pragma No-CacheThẻ này được dùng để báo cho trình duyệt biết tất cả các đối tượng trong web của bạn đều phải được load từ server chứ không dùng cache. Các SE không quan tâm đến thẻ này, ý nghĩa của nó chỉ đơn thuần là hướng tới người dùng. Giả sử như javascript, css hay hình ảnh bạn thường xuyên thay đổi mà muốn người dùng nhìn thấy phiên bản mới thì mới dùng trong mục đích này.Tuy nhiên việc lúc nào cũng truy xuất đến server của bạn cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của server và website của bạn tất nhiên sẽ hoat động chậm hơn do server của bạn phải phản hồi lượng request nhiều hơn.
Ví dụ :<Head><Meta http-equiv="Pragma" Content="no-cache"></Head>

7. Meta PublisherThẻ này tương tư như thẻ Meta Generator. Thẻ này không được đề cập đến từ W3C và chỉ dùng để hiển thị cho điểm đánh giá nội dung website của bạn. Cách sử dụng cũng không rõ ràng và bot cũng không quan tâm đến thẻ này.
Ví dụ :<Head><Meta Name="Publisher" CONTENT="FrontPage 4.0"></Head>

8. Meta Reply-ToThẻ này không nên dùng vì dễ dàng tạo điều kiện cho các spammers gửi email đến bạn và mục đích của thẻ này chỉ nhằm để cho biết ai là người sẽ chịu trách nhiệm nhận email cho hệ thống website của bạn.
Ví dụ :<Head><Meta name="reply-to" content=" email_cua_ban@address.com" /></Head>

9. Meta Resource TypeThẻ này được dùng để khai báo kiểu dữ liệu cho trang web của bạn. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này, thay vì dùng thẻ này bạn nên dùng kiểu khai báo của các DTD sẽ tốt hơn.
Ví dụ :<Head><Meta name="resource-type" content="document"></Head>

10. Meta Revisit AfterThẻ này theo một số thông tin cho biết được dùng để khai báo cho bot biết nên quay lại lúc nào để cập nhật thông tin website của bạn nhưng điều này thật sự không chính xác bởi vì các bot đều viếng thăm website của bạn theo chu kỳ lịch trình riêng của nó. Vì vậy bạn cũng không cần phải sử dụng thẻ này.
Ví dụ:<Head><Meta Name="Revisit-After" Content="3 days"></Head>

11. Meta RobotsThẻ này mục đích chỉ để thông báo cho bot biết có nên index lại nội dung hay không, các liên kết trong website đó có cần phải ghi nhận lại hay không. Thay vì dùng thẻ này thì bạn nên dùng .htaccess hoặc robots.txt sẽ tốt hơn. Có một số ý kiến cho rằng file robots.txt sẽ không được đọc đến nếu như bot đi từ trang trong chứ không phải trang chính, điều này không đúng. Để kiểm nghiệm bạn có thể xem logs website của mình.
Ví dụ:<Head><meta name="robots" content="index, follow" /></Head>

12. Meta Set CookieThẻ này bạn không cần thiết phải dùng bởi vì nó đã quá xưa rồi và các ngôn ngữ lập trình server side hỗ trợ tốt hơn nhiều cho việc lưu thông tin cookie thay vì phải dùng qua thẻ của HTML.
Ví dụ :<Head><Meta http-equiv="Set-Cookie" Content="cookievalue=xxx;expires=Wednesday, 21-Oct-2015 16:14:21 GMT; path=/"></Head>

13. Meta SubjectThẻ này để khai báo chủ đề của website. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này do cả trình duyệt lẫn bot đều không hỗ trợ cho thẻ này.
Ví dụ :<Head><Meta name="Subject" Content="Web Page Subject"></Head>


Thêm hiệu ứng ảnh độc đáo trước khi up lên facebook
Nguồn: Sưu tầm
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét