Hiện các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao lại có 75 bộ xương cá voi, có niên đại hơn 2 triệu năm, bị chôn vùi trong sa mạc Atacama gần Copiapo, Chile.
Một số người tin rằng, chúng là những con cá voi bị mất phương hướng nên mắc kẹt trên bãi biển. Một số người khác lại cho rằng, các con cá voi này là nạn nhân của một trận lở đất, bị mắc trong đầm phá.
Hiện, các nhà khoa học Chile và các nhà nghiên cứu từ Viện Smithsonian vẫn đang nghiên cứu tìm hiểu xem những con cá voi có kích cỡ bằng xe buýt này đã bị chôn vùi trong sa mạc Atacama ở Chile như thế nào.
Xương của những con cá voi này được khai quật gần Caldera trong tháng 6/2010 khi người ta tiến hành dự án mở đường cao tốc. Cho đến nay, những hóa thạch đã được tìm thấy dọc một dải đường – có chiều dài bằng hai sân bóng đá.
Trước đó, xương cá voi thời tiền sử từng được tìm thấy ở Peru và Ai Cập, nhưng những hóa thạch cá voi ở Chile lần này có số lượng nhiều kinh ngạc và được bảo tồn rất tốt. Trong số 75 cá voi được phát hiện thì có hơn 20 bộ xương còn nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, có thể còn hàng trăm bộ xương khác chưa được phát hiện ở trong vùng này.
Ban đầu, người dân địa phương đã nhìn thấy xương cá voi nhô lên nhưng không nghĩ là có nhiều như vậy. Họ đã chụp lại ảnh dựng lại cuộc sống ở đại dương thời tiền sử của một gia đình cá voi trưởng thành.
“Tôi nghĩ chúng đã chết nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn tới việc cá voi chết có rất nhiều. Chúng tôi đang thử nghiệm tất cả các giả thuyết khác nhau.”, Nicholas Pyenson, người phụ trách hóa thạch động vật biển có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Smithsonian (Mỹ) nói với hãng tin AP.
Nicholas Pyenson cho biết, vị trí phát hiện các bộ xương cá voi này trước đây là một đầm phá, các con cá có thể chết từ 2-7 triệu năm trước. Theo các chuyên gia, khó có thể phân biệt được chính xác liệu những con cá voi này có phải chết cùng một lúc hay không.
Hầu hết hóa thạch này thuộc về cá voi tấm sừng dài 8 mét. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một bộ xương của một loài cá voi khác và một con cá heo đã tuyệt chủng – có hai ngà giống như hải mã mà trước đây chỉ có ở Peru, ông Nicholas Pyenson cho biết.
Ngoài ra, trong sa mạc Atacama, người ta còn phát hiện cả hóa thạch của một loài chim biển có cánh dài 5 mét.
Hiện, chính phủ Chile đã đưa khu vực này vào diện được bảo vệ. Một số hình ảnh khai quật xương cá voi tiền sử:
Chuyên gia trị bệnh USB & Registry
Một số người tin rằng, chúng là những con cá voi bị mất phương hướng nên mắc kẹt trên bãi biển. Một số người khác lại cho rằng, các con cá voi này là nạn nhân của một trận lở đất, bị mắc trong đầm phá.
Hiện, các nhà khoa học Chile và các nhà nghiên cứu từ Viện Smithsonian vẫn đang nghiên cứu tìm hiểu xem những con cá voi có kích cỡ bằng xe buýt này đã bị chôn vùi trong sa mạc Atacama ở Chile như thế nào.
Xương của những con cá voi này được khai quật gần Caldera trong tháng 6/2010 khi người ta tiến hành dự án mở đường cao tốc. Cho đến nay, những hóa thạch đã được tìm thấy dọc một dải đường – có chiều dài bằng hai sân bóng đá.
Trước đó, xương cá voi thời tiền sử từng được tìm thấy ở Peru và Ai Cập, nhưng những hóa thạch cá voi ở Chile lần này có số lượng nhiều kinh ngạc và được bảo tồn rất tốt. Trong số 75 cá voi được phát hiện thì có hơn 20 bộ xương còn nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, có thể còn hàng trăm bộ xương khác chưa được phát hiện ở trong vùng này.
Ban đầu, người dân địa phương đã nhìn thấy xương cá voi nhô lên nhưng không nghĩ là có nhiều như vậy. Họ đã chụp lại ảnh dựng lại cuộc sống ở đại dương thời tiền sử của một gia đình cá voi trưởng thành.
“Tôi nghĩ chúng đã chết nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn tới việc cá voi chết có rất nhiều. Chúng tôi đang thử nghiệm tất cả các giả thuyết khác nhau.”, Nicholas Pyenson, người phụ trách hóa thạch động vật biển có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Smithsonian (Mỹ) nói với hãng tin AP.
Nicholas Pyenson cho biết, vị trí phát hiện các bộ xương cá voi này trước đây là một đầm phá, các con cá có thể chết từ 2-7 triệu năm trước. Theo các chuyên gia, khó có thể phân biệt được chính xác liệu những con cá voi này có phải chết cùng một lúc hay không.
Hầu hết hóa thạch này thuộc về cá voi tấm sừng dài 8 mét. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một bộ xương của một loài cá voi khác và một con cá heo đã tuyệt chủng – có hai ngà giống như hải mã mà trước đây chỉ có ở Peru, ông Nicholas Pyenson cho biết.
Ngoài ra, trong sa mạc Atacama, người ta còn phát hiện cả hóa thạch của một loài chim biển có cánh dài 5 mét.
Hiện, chính phủ Chile đã đưa khu vực này vào diện được bảo vệ. Một số hình ảnh khai quật xương cá voi tiền sử:
Chuyên gia trị bệnh USB & Registry
Tuệ Minh (Theo Dailymail)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét