Theo nguồn tin, đến tối 7/6, VTV cơ bản đạt được thoả thuận với Infront Sports & Media để có bản quyền giải bóng đá World Cup 2018.
Theo một số nguồn tin, đại diện VTV thông báo đài này đã chốt lại vụ “mặc cả” mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 với đối tác Infront Sports & Media. Dự kiến, hai bên sẽ gặp gỡ và ký trực tiếp tại Hà Nội. Hai bên đều từ chối tiết lộ số tiền trong bản hợp đồng.
Theo một số nguồn tin, chi phí cho gói bản quyền phát sóng toàn bộ 64 trận đấu World Cup 2018 mà hai bên thỏa thuận là hơn 10 triệu USD. Đây là số tiền không cao, nhưng cũng không thấp, bởi trước đó đối tác từng “chào hàng” VTV với mức giá 14 triệu USD.
Điều gây bất ngờ với người hâm mộ là đến phút cuối, một tập đoàn lớn tại Việt Nam đã tài trợ miễn phí cho VTV 5 triệu USD (tương đương 115 tỉ đồng) để đơn vị này mua bản quyền World Cup.
Người hâm mộ Việt Nam đã chính thức được xem World Cup 2018 trên truyền hình
Với việc VTV có bản quyền truyền hình giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, người hâm mộ Việt Nam không còn lo lắng sẽ “đói” World Cup trong dịp hè này.
Trước đó, nhiều người đã chuẩn bị tới các phương án xem World Cup “lậu” trên internet, thậm chí lên phương án sang… Lào, Campuchia để xem World Cup 2018 kết hợp du lịch.
Hàng triệu người hâm mộ sẽ được “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” trong vòng 1 tháng tới, còn các nhà đài Việt Nam cũng sẽ khẩn trương làm việc với VTV về việc chia sẻ sóng World Cup.
Phía VTV khẳng định sẽ hợp tác với tinh thần phục vụ đông đảo người xem, nhưng cũng phải theo các nguyên tắc về chia sẻ bản quyền. Theo đó, VTV có thể sẽ cho phép các đài khác tiếp sóng theo hai cách: Sóng sạch hoặc tiếp trọn gói toàn bộ chương trình trước sau trận đấu, trận đấu, quảng cáo và bình luận. Nhưng việc chia sẻ này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của FIFA. Hầu hết các đài khẳng định họ đồng ý với cách chia sẻ này, khi World Cup sẽ là “món ăn” không thể thiếu trong dịp hè này.
Câu chuyện VTV đàm phán mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 kéo dài suốt từ năm 2016 tới nay. Cụ thể, từ tháng 10/2016, công ty Infront Sports & Media có trụ sở tại Singapore đã được FIFA giao quyền phân phối bản quyền World Cup 2018 tại khu vực châu Á đã liên hệ với VTV và các đối tác khác tại Việt Nam để giới thiệu bán bản quyền World Cup 2018.
Ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập, Đài truyền hình Việt Nam cho biết, trong vấn đề đàm phán, vướng mắc lớn nhất chính là giá cả. Giá cả từ phía Infront Sports & Media đưa ra là quá cao so với khả năng tài chính của VTV. Quan điểm của VTV là nỗ lực mua bản quyền phát sóng World Cup 2018 để phục vụ người dân cả nước, tuy nhiên, không mua bằng mọi giá, mà chỉ mua với mức giá phù hợp nhất.
Trong khi đó, đối tác tỏ ra rất “rắn” trong việc hạ giá. Theo tìm hiểu, công ty Infront Sports & Media là sân sau của FIFA nên không phải qua một trung gian nào. Công ty này sẵn sàng bỏ không bán bản quyền truyền hình World Cup cho Việt Nam nếu không được đáp ứng các điều kiện.
Như vậy là câu chuyện bản quyền truyền hình World Cup 2018 đã khép lại sau rất nhiều những lo lắng và cả mừng hụt của người hâm mộ. Tuy nhiên, qua câu chuyện này, mới thấy cách đàm phán mua bản quyền của Việt Nam chưa bao giờ suôn sẻ các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, bài toán kinh doanh vẫn khiến VTV đau đầu, chưa tìm được hướng giải quyết, khi vẫn phụ thuộc vào việc bán quảng cáo là chính.
Nguồn Dân Trí
Theo một số nguồn tin, đại diện VTV thông báo đài này đã chốt lại vụ “mặc cả” mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 với đối tác Infront Sports & Media. Dự kiến, hai bên sẽ gặp gỡ và ký trực tiếp tại Hà Nội. Hai bên đều từ chối tiết lộ số tiền trong bản hợp đồng.
Theo một số nguồn tin, chi phí cho gói bản quyền phát sóng toàn bộ 64 trận đấu World Cup 2018 mà hai bên thỏa thuận là hơn 10 triệu USD. Đây là số tiền không cao, nhưng cũng không thấp, bởi trước đó đối tác từng “chào hàng” VTV với mức giá 14 triệu USD.
Điều gây bất ngờ với người hâm mộ là đến phút cuối, một tập đoàn lớn tại Việt Nam đã tài trợ miễn phí cho VTV 5 triệu USD (tương đương 115 tỉ đồng) để đơn vị này mua bản quyền World Cup.
Người hâm mộ Việt Nam đã chính thức được xem World Cup 2018 trên truyền hình
Với việc VTV có bản quyền truyền hình giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, người hâm mộ Việt Nam không còn lo lắng sẽ “đói” World Cup trong dịp hè này.
Trước đó, nhiều người đã chuẩn bị tới các phương án xem World Cup “lậu” trên internet, thậm chí lên phương án sang… Lào, Campuchia để xem World Cup 2018 kết hợp du lịch.
Hàng triệu người hâm mộ sẽ được “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” trong vòng 1 tháng tới, còn các nhà đài Việt Nam cũng sẽ khẩn trương làm việc với VTV về việc chia sẻ sóng World Cup.
Phía VTV khẳng định sẽ hợp tác với tinh thần phục vụ đông đảo người xem, nhưng cũng phải theo các nguyên tắc về chia sẻ bản quyền. Theo đó, VTV có thể sẽ cho phép các đài khác tiếp sóng theo hai cách: Sóng sạch hoặc tiếp trọn gói toàn bộ chương trình trước sau trận đấu, trận đấu, quảng cáo và bình luận. Nhưng việc chia sẻ này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của FIFA. Hầu hết các đài khẳng định họ đồng ý với cách chia sẻ này, khi World Cup sẽ là “món ăn” không thể thiếu trong dịp hè này.
Câu chuyện VTV đàm phán mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 kéo dài suốt từ năm 2016 tới nay. Cụ thể, từ tháng 10/2016, công ty Infront Sports & Media có trụ sở tại Singapore đã được FIFA giao quyền phân phối bản quyền World Cup 2018 tại khu vực châu Á đã liên hệ với VTV và các đối tác khác tại Việt Nam để giới thiệu bán bản quyền World Cup 2018.
Ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập, Đài truyền hình Việt Nam cho biết, trong vấn đề đàm phán, vướng mắc lớn nhất chính là giá cả. Giá cả từ phía Infront Sports & Media đưa ra là quá cao so với khả năng tài chính của VTV. Quan điểm của VTV là nỗ lực mua bản quyền phát sóng World Cup 2018 để phục vụ người dân cả nước, tuy nhiên, không mua bằng mọi giá, mà chỉ mua với mức giá phù hợp nhất.
Trong khi đó, đối tác tỏ ra rất “rắn” trong việc hạ giá. Theo tìm hiểu, công ty Infront Sports & Media là sân sau của FIFA nên không phải qua một trung gian nào. Công ty này sẵn sàng bỏ không bán bản quyền truyền hình World Cup cho Việt Nam nếu không được đáp ứng các điều kiện.
Như vậy là câu chuyện bản quyền truyền hình World Cup 2018 đã khép lại sau rất nhiều những lo lắng và cả mừng hụt của người hâm mộ. Tuy nhiên, qua câu chuyện này, mới thấy cách đàm phán mua bản quyền của Việt Nam chưa bao giờ suôn sẻ các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, bài toán kinh doanh vẫn khiến VTV đau đầu, chưa tìm được hướng giải quyết, khi vẫn phụ thuộc vào việc bán quảng cáo là chính.
Nguồn Dân Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét