Nhũng thương hiệu có nguy cơ tan biến


T-Mobile đang cố thu mua công ty MetroPCS. Sẽ không mất nhiều thời gian nữa là tất cả các cửa hàng của MetroPCS sẽ mang hình ảnh Carly Foulkes, đại diện quảng cáo của T-Mobile, trong bộ đồ da phối hợp hai màu đen, hồng quen thuộc.

2. Avon

Năm nay Avon sẽ phải giải quyết một danh sách dài những khó khăn. Tháng 4 năm ngoái, hãng đã thuê giám đốc điều hành mới là Sheri McCoy và bắt đầu cắt giảm chi phí để tiết kiệm được 400 triệu USD trong vòng 3 năm. Hãng cũng cắt giảm cổ tức, sa thải bớt nhân sự và rời khỏi một số thị trường như Việt Nam và Hàn Quốc, vì lợi nhuận đạt được không cao.

3. RIM

Hãng sản xuất điện thoại BlackBerry đã phải từ bỏ thương hiệu gốc của mình (Research In Motion - RIM) để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ nặng ký như Apple. Hiện tên của hãng này là BlackBerry. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ, liệu bước đi này đã đủ để cứu công ty ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay hay không.

4. Herbalife

Herbalife là một trong những công ty bán hàng đa cấp lớn và lâu đời lâu ở Mỹ, chuyên bán vitamin và thực phẩm bổ sung. Đầu năm nay, nhà đầu tư Bill Ackman đã bán khống khoảng 20 triệu cổ phiếu Herbalife, bởi ông cho rằng đó là một mô hình kim tự tháp ảo, không phải là công ty đúng nghĩa. Mặc dù công ty cho rằng ông ấy đã sai lầm, nhưng đây lại chính là cuộc đấu tranh sống còn đối với Herbalife.

5. US Airways

Hãng hàng không US Airway đang mua lại hãng hàng không American Airlines. Công ty mới sẽ được gọi là Tập đoàn American Airlines, bất kể US Airway mới là hãng đóng vai trò quản lý.

6. Hotmail

Hôm 19/2/2013, tập đoàn Microsoft thông báo cho biết họ vừa bắt đầu đưa dịch vụ webmail Outlook.com ra khỏi phạm vi thử nghiệm và đang dần chuyển đổi những người dùng Hotmail hiện nay sang hệ thống mới này. Trước đó vài tháng, Microsoft đã cung cấp Outlook.com dưới dạng dùng thử, với ý định sẽ sử dụng dịch vụ webmail này để thay thế Hotmail.

7. Lotus

Từng là niềm ao ước của người tiêu dùng trong thập niên 1970, hiện tại doanh số bán hàng của Lotus thật đáng thất vọng. Mặc dù hãng sản xuất xe thể thao này đã phải bác tin đồn rằng hãng sẽ tuyên bố phá sản đầu năm nay, song trên thực tế, mỗi quý hãng chỉ bán được có 35 chiếc xe hơi.

8. Hostess Brands

Hostess, hãng chuyên bán các loại bánh Twinkies, Ho Hos và Drake, đã lâm cảnh phá sản vào năm ngoái và tài sản của hãng gần đây đã được Apollo Global Management và Metropoulos & Company mua lại. Riêng thương hiệu Drakes đã bị McKee đề nghị mua. Hiện công ty Hostess chỉ còn lại duy nhất cái tên.

9. Martha Stewart Living Omnimedia

Hàng loạt vấn đề đã xảy ra với công ty này như sa thải nhân viên, doanh số tụt giảm, nội bộ lục đục. Lợi nhuận năm 2012 của hãng đã giảm 13%, xuống 122 triệu USD. Công ty này đã mất hơn 18 triệu USD tiền mặt trên bảng cân đối ngân sách.

10. JCPenney

Công ty này đã chuyển từ một doanh nghiệp bán lẻ tầm trung thành “thảm họa” quản lý trong vòng vài năm gần đây, kể từ khi cựu giám đốc bán lẻ của Apple là Ron Johnson ngồi vào chiếc ghế CEO và thay đổi chính sách giá cả, dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ khách hàng. Hiện tại JCPenney đang lâm vào cảnh thiếu tiền mặt.
  **_- Sưu tầm -_**
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét