Thương hiệu không thân thiện là tự sát

Trong thời đại hiện nay, tất cả những vấn đề liên quan đến môi trường đều rất nhạy cảm. Đó cũng là đề tài có thể nâng một thương hiệu lên một biểu tượng anh hùng, hay cũng là một sự trừng phạt cho những thương hiệu thiếu cẩn trọng.
Ngày nay tin tức người tiêu dùng đang tiến dần đến bậc cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow: nhu cầu tự khẳng định bản thân. Một khi đã đầy đủ về vật chất, chúng ta sẽ hướng đến các giá trị tinh thần khác, phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn của bản thân, chẳng hạn như tích luỹ kiến thức, mong muốn hoà bình , nhu cầu thẩm mỹ, tận hưởng trải nghiệm hay đóng góp cho xã hội…
Lập luận một cách logic, sự thay đổi này thể hiện tính cộng đồng nhiều hơn mong muốn thể hiện bản thân. Một trong những đặc điểm chính cũng như nguyên nhân chính tạo ra sự thay đổi này là sự thay đổi mang tính đột biến của các trang mạng xã hội.
Người tiêu dùng tìm thấy được thoả mãn khi được tham gia giải quyết những vấn đề hệ trọng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường hay làm từ thiện. Cũng chính vì thế, những doanh nghiệp có hành động được cho là thân thiện với môi trường luôn xây dựng được những dấu ấn tốt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và ngược lại.
Walmart đã từng rất thành công khi tiên phong đón bắt xu hướng này với hàng loạt chiến dịch như cắt giảm lượng khí thải độc hại của đội xe tải chuyên chở, chỉ bán bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện, yêu cầu nhà cung cấp giảm khối lượng bao bì đóng gói và nhiều quyết định mang tính đột phá khác… Kết quả, trong vòng một tháng khi bắt đầu chiến dịch, lượng người hâm mộ trên trang Facebook của công ty đã tăng hơn 150 ngàn lượt “like” mới.
Một trường hợp khác, gã khổng lồ Nestle đã hứng chịu làn sóng công kích từ các nhà hoạt động môi trường trên các mạng truyền thông xã hội về việc hãng này sử dụng dầu cọ trong sản phẩm kẹo thanh hiệu Kit Kat. Theo bài báo đăng trên Wall Street Journal số ra ngày 29 tháng Ba năm 2010, những người này đã đang tải một đoạn video nhằm bôi xấu Nestle trên Youtube, vô số lời phàn nàn được đăng tải lên trang Facebook và twitter của Nestle với nội dung rằng Nestle đang tiếp tay cho hành động phá hoại những cánh rừng nhiệt đới ở Indonesia, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và đe doạ đến sự tồn tại của loài đười ươi. Mọi chuyện bắt đầu từ việc Nestle mua dầu cọ từ một công ty Indonesia bị tổ chức Greenpeace International cho là đã phá huỷ các cánh rừng nhiệt đới để lấy đất trồng cây cọ.
Do vậy, trong khi những người hành động vì mội trường sẽ chiếm được thiện cảm và thậm chí là hô hào được mọi người ủng hộ mình thì những ai ở phe đối lập sẽ phải đối mặt với nguy cơ sa  sút kinh doanh, thương hiệu tổn hại và hứng chịu búa rìu dư luận, đặc biệt là sự công kích từ những người tiêu dùng trẻ tuổi.
Sự việc xảy ra với Vedan tại Việt Nam cũng là một bài học nhãn tiền cho các doanh nghiệp cũng như các nhà quả lý thương hiệu.  Việc Vedan xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vải đã tạo nên “cơn bão” chỉ trích, hàng loạt siêu thị tẩy chay sản phẩm, người tiêu dùng quay lưng với thương hiệu. Một khi lợi ích cộng đồng bị tổn hại thì sự nghiệp có thể bị chấm dứt.
Trong thời đại hiện nay, tất cả những vấn đề liên quan đến môi trường đều rất nhạy cảm. Đó cũng là đề tài có thể nâng một thương hiệu lên một biểu tượng anh hùng, hay cũng là một sự trừng phạt cho những thương hiệu thiếu cẩn trọng.
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét