Cách phòng tránh và điều trị bệnh quai bị cho trẻ

Quai bị là chứng bệnh có nhiều trẻ em mắc phải, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bậc phụ huynh nên nắm vững những thông tin dưới đây để có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là là thời gian giáp Tết.


Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.

Triệu chứng bệnh quai bị

- Sau khi bị mắc quai bị 1-2 ngày, tuyến nước bọt cũng sẽ bị sưng phồng.
- Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên, thậm chí sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng vẫn còn đau.
- 1 bên má sưng lên rồi dần lây lan qua bên còn lại. Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.
- Khi mắc bệnh quai bị, các bé sẽ có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu và ăn không thấy ngon miệng.


Biện pháp phòng ngừa:

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.
- Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắcxin chủng ngừa.
- Duy trì một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống, tập luyện điều độ để có sức đề kháng tốt, chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Tăng cường giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
- Thường xuyên mang khẩu trang hoạt tính đê bảo vệ cơ thẻ không bị vi khuẩn gây bệnh quai bị xâm nhập.


Điều trị bệnh quai bị cho trẻ

- Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau.
- Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó).
- Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau.
- Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.


- Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
- Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.
- Cho trẻ ăn những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể như đậu xanh, bông actiso, chanh, cam, bưởi, nho, mướp đắng, rau ngót...

Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh quai bị hiệu quả cho bé.
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét