Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây ra các cơn đau khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện bệnh cần phải có phương pháp điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa hai đốt sống kế cận. Đĩa đệm có hình cái đĩa, bên ngoài là một bao xơ dày và chắc, trong ruột là một chất nhầy, gần giống như tròng trắng trứng gọi là nhân nhầy. Khi bao xơ bị rách, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, tạo thành một khối gọi là khối thoát vị.
Nếu khối thoát vị đè vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện tượng như đau, tê, yếu liệt... Khoảng một nửa số người không bị gì cả. Nửa còn lại thường có đau lưng.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
- Nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh.
- Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
- Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
- Đau nhức: ở giai đoạn đầu, người bệnh bị đau đau cột sống thắt lưng nhưng một thời gian sau thì bắt đầu đau lan xuống chân, đau dọc mặt sau mông, mặt sau đùi xuống đến cẳng chân và gót chân.
- Rối loạn vận động: khi nhẹ thì bệnh nhân có cảm giác chân yếu, sức cơ giảm. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến liệt như liệt bàn chân, mũi bàn chân chúc xuống vấp phải gò đất.
- Triệu chứng tê bì: Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.
Những lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm
- Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân phải nằm ở trên giường nghỉ ngơi, ăn uống đại tiểu tiện tại chỗ, tránh làm tăng gánh nặng cho đốt sống lưng.
- Tránh nằm giường mềm. Chọn giường cứng cho bệnh nhân nằm, có thể sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải. Đồng thời, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất.
- Chế độ ăn cũng rất quan trọng, nên ăn nhiều thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua… rất tốt vì nhiều Canxi, magie…
- Bệnh nhân nên đeo đai lưng khi ra khỏi giường, thời gian đeo đai lưng không được vượt quá 3 tháng để phòng cơ lưng bị teo.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, không nên giữ một tư thế quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi, tránh gây tổn thương cơ lưng.
- Nên bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét