Sau một loạt sự cố liên quan đến tiêm chủng, tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B tại Việt Nam liên tục sụt giảm, chỉ có khoảng hơn 50% số trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin này.
Cũng tại buổi gặp mặt báo chí, TS. Dương Thị Hồng, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tỉ lệ tiêm vắc-xin viêm gan B ở Việt Nam đang thấp (chỉ 50% số trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin).
Đây là mối lo và cũng là vấn đề cần tiếp tục phải được ưu tiên khi mà mục tiêu giảm tỉ lệ mắc viêm gan B sơ sinh cho trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 1% vào năm 2017 của Chương trình tiêm chủng mở rộng đang đến gần.
Đến nay chỉ có hơn 50% trẻ tiêm vắc-xin viêm gan B
Đến nay, chưa đến một triệu trẻ được mũi văc-xin viêm gan B trong 24h đầu ngay sau sinh trong số hơn 1,7 triệu trẻ chào đời; chiếm 55,4%. Sau một loạt sự cố liên quan đến tiêm chủng, tỷ lệ này liên tục sụt giảm. Bộ Y tế yêu cầu không chỉ các phòng tiêm mà cả các bệnh viện cũng phải khám sàng lọc kỹ cho trẻ trước khi tiêm.
Bà Hồng cho biết, hiện tại ở Hà Nội có Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong số ít cơ sở duy trì được tỷ lệ tiêm mũi viêm B trong 24h đầu sau sinh đạt tỷ lệ khá cao khoảng 90%.
Tại đây, bà mẹ vào sinh đều được tư vấn về ý nghĩa của việc tiêm văcxin này, trẻ được sinh ra cũng được khám, sàng lọc trước khi tiêm. Trong một tuần đầu nguy cơ xảy ra với trẻ sơ sinh rất lớn. Trẻ sinh non, nhẹ cân, lý do chuyên môn... sẽ được chỉ định hoãn tiêm và hướng dẫn ra tiêm tại trạm y tế. Hiện ở khoa Sản có 8 người có chứng chỉ tiêm.
Các chuyên gia cho rằng, thông tin và hiểu biết của các bà mẹ về tiêm chủng có lúc thái quá, nhất là sau một số sự cố liên quan đến văc-xin dù sau đó Hội đồng kết luận tử vong không liên quan văc-xin. Đa phần các bà mẹ đồng ý cho con tiêm là vì tin bác sĩ chứ chưa thực sự hiểu vì sao phải tiêm ngay trong 24h đầu sau sinh.
Theo các chuyên gia y tế, để phòng viêm gan B, cách tốt nhất là tiêm đầy đủ 4 mũi cho trẻ, trong đó mũi thứ nhất phải được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Trường hợp người mẹ không mắc viêm gan B, trẻ vẫn cần phải được tiêm vắc-cin này vì trẻ có thể bị lây ngang trong quá trình chăm sóc nếu tiếp xúc với nguồn bệnh.
Trẻ dưới 10 tuổi bị nhiễm virus viêm gan B thì 90% trở thành mạn tính, 80% trường hợp dẫn tới ung thư gan và xơ gan do liên quan đến viêm gan B mạn tính. Nếu trẻ được tiêm vắc-xin sớm có thể ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B, thậm chí sau khi phơi nhiễm virus này.
Trong khi đó, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, vắc-xin viêm gan B là vắc-xin tái tổ hợp, bất hoạt, được điều chế từ huyết tương người lành mang kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) không có triệu chứng lâm sàng, vì vậy không có khả năng gây ra độc lực.
GS Đặng Anh Đức cho biết, vắc-xin viêm gan B cho trẻ tuyệt đối an toàn, không gây ra những phản ứng phụ đáng kể song cũng có thể gây đau nhẹ tại chỗ tiêm, nhưng sẽ hết vài ngày sau khi tiêm”, thông tin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét