Những cách đơn giản trị cảm nắng mùa hè

Mùa hè đã tới rùi chia tay với cái lạnh buốt của mua đông là những đợt nắng nóng kéo dài. Do đặc thù công việc không ít người đang phải làm việc dưới cái nắng gay gắt đó, việc bị cảm nắng kéo theo. Trên đây là những cách rất đơn giản để trị cảm nắng mùa hè bạn cùng tham khảo nhé!

Biểu hiện của người bị cảm nắng mùa hè

Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng như da đỏ ứng nóng dần, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu này bạn cần tìm ngay đến chỗ có bóng mát hoặc nơi mát mẻ để nghỉ ngơi. Bạn cần ống nhiều nước để kiểm soát tình trạng mất nước. Sau đó dùng đá chườm khắp cơ thể để hạ nhiệt.



Cách đơn giản trị cảm nắng mùa hè

- Chà nước ép hành tây vào lòng bàn tay hoặc nhai trong miệng để kiểm soát các triệu chứng say nắng.

- Lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, cho thêm ít đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn.

- Giã một miếng bí xanh (đã gọt vở) lấy nước cốt, cho thêm chút muối rồi uống cũng giúp “cắt cơn” say nắng.

- Mướp đắng tươi 1 quả, bỏ ruột, nấu nước uống khi bị say nắng.

- Tỏi sống 1 củ to giã nát cho nước chín hòa uống. Chữa cảm nắng, ngất đột ngột.

- Giã hỗn hợp cây nhọ nồi tươi, rau má tươi rồi vắt lấy nước uống giúp làm dịu cơ thể.

- Lá tía tô, lá mã đề vò với một chút nước, uống đặc càng tốt.

<
- Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Cho nước vừa đủ nấu chín đậu xanh, vớt đậu ra, cho hoa mướp vào nấu sôi. Hãy uống nước khi còn ấm.

- Một số trái cây như dưa hấu , dưa chuột, cam... ép lấy nước uống cũng rất tốt khi bị cảm nắng.

- Sữa cũng là một phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng say nắng. Nên uống 2-3 ly sữa béo/ngày cho đến khi các triệu chứng của say nắng hoàn toàn biến mất.

Trường hợp say nắng nặng, người bệnh cần được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người bệnh đến một cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

( Sưu tầm )
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét