Những trường hợp không nên ăn tỏi

Tỏi là thứ gia vị không thể thiếu ở các bữa cơm gia đình. Ăn tỏi cũng rất tốt và còn là bài thuốc hữu hiệu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tỏi lại không tốt mà các bạn lại không biết. Trên đây là những trường hợp không nên ăn tỏi mà các bạn cần lưu ý nhé!
Những trường hợp dưới đây cần tránh các món ăn có tỏi là thành phần chính hoặc ăn tỏi sống, vì vẫn có rất nhiều bài thuốc kết hợp với tỏi nên bạn chớ hiểu lầm.

Trường hợp không nên ăn tỏi

1. Người có sức đề kháng yếu

Theo kinh nghiêm đông y, ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Do đó với người có sức đề kháng kém hay đang bệnh nặng chớ nên ăn tỏi.

2. Phụ nữ đang cho con bú

không nên ăn tỏi khi đang cho con bú

Trong giai đoạn này thì mẹ ăn gì, bé ăn nấy nên thì các mẹ chớ đừng ăn tỏi nhé. Nếu ăn, mùi tỏi sẽ tồn lại trong sữa mẹ rất lâu, có khi kéo dài tới 2 tiếng sau khi ăn. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với vị lạ nên có thể sẽ bỏ bữa đấy!
Không chỉ vậy mà hoạt chất của tỏi trong sữa mẹ dễ khiến trẻ bị đau bụng, khó tiêu.

3. Khi đang bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn. Ăn tỏi chín thì được nhưng vẫn nên hạn chế.
<

4. Khi bị bệnh gan

Dù có khả năng chữa được nhiều bệnh nhưng tỏi không có "quyền năng" gì với người bị bệnh gan, mà nó có thể gây ức chế tiết dịch, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến người bệnh dễ buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, cản trở việc điều trị bệnh gan.

5. Một số trường hợp khác cần tránh ăn tỏi:

Không nên ăn tỏi khi đói hoặc đang trong quá trình uống thuốc.
Không ăn quá nhiều tỏi mỗi ngày (hơn 10g) vì có thể gây hại dạ dày.

( Sưu tầm )
Share on Google Plus

About Dat le

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét