Mặc áo ngực bao lâu thì nên thay cái mới là vấn đề đang được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thông thường, bạn nên thay áo ngực sau 3 tháng sử dụng. Đối với những loại áo ngực tốt nhất, bạn có thể dùng đến 10 tháng mới cần phải thay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn cần phải thay áo ngực mới chứ không thể đợi đến hết thời hạn sử dụng, vì điều đó sẽ có lợi cho đôi vú của bạn.
Thông thường, bạn nên thay áo ngực sau 3 tháng sử dụng.
Dưới đây là những trường hợp mà bạn nên chú ý đến và thực hiện câu hỏi là mặc áo ngực bao lâu thì nên thay cái mới cho bản thân mình rồi đấy.
1. Khi dây đeo áo ngực hay bị tuột xuống
Nguyên nhân làm cho dây đeo áo ngực bị tuột xuống khỏi vai có thể do áo ngực quá lỏng hoặc do chọn sai kiểu áo. Thông thường, mỗi bạn nữ có dạng khuôn bả vai khác nhau như: vai rộng, vai hẹp, vain gang, vai suôn… Vì thế, kiểu dáng áo ngực cũng phải phù hợp theo từng dạng vai người mặc. Chẳng hạn như với dạng vai suôn, các nhà sản xuất áo ngực thường thiết kế sao cho dây đeo áo không “bơi” ra phía ngoài vai mà thu vào phía trong để không dễ bị tuột xuống khỏi vai. Mặt khác, nếu áo ngực của bạn đã quá cũ, dây đeo áo ngực đã bị giãn thì rất dễ bị tuột khoeir vai. Vì thế, thay vì phải liên tục kéo dây đeo áo lên, bạn hãy chọn mua một chiếc áo ngực mới để sử dụng.
2. Nếu dây đeo áo quá nhỏ
Dây đeo áo ngực có chức năng là nâng hai bầu vú của bạn lên. Chúng thường xuyên phải chịu một lực kéo xuống của hai bầu vú. Vì thế, dây đeo áo ngực càng lớn, lực nâng của chúng càng giữ được lâu dài. Còn dây đeo áo ngực loại nhỏ chỉ có tác dụng thẩm mỹ đơn thuần mà không thể thực hiện được nhiệm vụ trên. Do đó, nếu bạn thường xuyên sử dụng áo ngực có dâu đeo áo loại nhỏ, lâu dài, hai bầu vú của bạn sẽ bị xệ xuống. Vậy nếu chiếc áo ngực bạn đã mặc được một thời gian thuộc loại có dây đeo áo quá nhỏ, bạn nên xem xét lại.
Nếu dây đeo áo không còn đáp ứng được yêu cầu nâng đỡ hai bầu vú của bạn thì bạn cần nhanh chóng thay thế bằng một chiếc áo ngực mới có dây đeo áo lớn và tốt hơn.
3. Khi áo ngực không ở đúng vị trí
Tốt hơn hết là bạn nên chọn mua chiếc áo ngực mới phù hợp với hình dáng và kích cỡ hai bầu vú của bạn.
Nếu chiếc áo ngực bạn đang mặc thường xuyên không chịu ở đúng vị trí của nó mà luôn vuột ra khỏi hai bầu vú, đó có thể là do đường chân áo ngực của bạn quá lỏng, hoặc do bạn đã chọn cỡ áo ngực quá rộng nên chúng không thể ôm khít lấy hai bầu vú của bạn. Hậu quả là chiếc áo ngực của bạn luôn bị vuột ra mỗi khi bạn cử động mạnh hoặc giơ tay lên cao. Gặp trường hợp này, tốt hơn hết là bạn nên chọn mua chiếc áo ngực mới phù hợp với hình dáng và kích cỡ hai bầu vú của bạn.
4. Khi có những vết hằn để lại
Những khi cởi bỏ áo ngực ra, nếu bạn thấy có những vết hằn chạy ngang đường chân ngực, hoặc chúng nằm ở trên vai, trên lưng, hay bất kỳ điểm tiếp xúc nào giữa áo ngực và cơ thể bạn, thì đó là do chiếc áo ngực của bạn quá nhỏ so với số đo vòng ngực (vòng 1) của bạn.Trong trường hợp bạn mặc áo ngực có phần gọng làm bằng kim loại thì vết hằn sẽ càng rõ hơn. Nguyên nhân là do vòng kim loại ở bầu áo ngực giống như một bộ khung có nhiệm vụ nâng và tạo hình cho hai bầu vú, nhưng nếu bạn mặc áo ngực quá chật, nó sẽ thít vào hai bầu ví của bạn, đôi khi còn làm tiêu bớt mỡ ở hai bầu vú, trong khi ở hai bầu vú của bạn có đén 70% là mỡ.
Bạn nên thay áo lót mới khi có những vết hằn chạy ngang đường chân ngực.
Điều đó dẫn đến hai bầu vú của bạn sẽ ngày càng teo tóp lại. Mặt khác, khi xuất hiện vết hằn, cũng có nghĩa là quai áo ngực bạn đang mặc quá chặt hoặc quá nhỏ. Trong trường hợp này tốt hơn hết, bạn nên thay một chiếc áo ngực mới phù hợp với hình dáng và kích thước hai bầu vú, đồng thời có dây quai rộng bản, vừa giúp giữ áo ngực không bị xô, vừa có thể cân bằng phần mỡ ở hai bầu vú của bạn
Mẹo giúp bạn mặc áo ngực thoải mái hơn
- Hãy chọn những chiếc áo ngực đúng kích cỡ cơ thể bạn
- Dùng dây đeo và dây quai rộng
- Hãy thử điều chỉnh lại dây áo
- Chọn loại áo ôm trọn ngực
- Chọn gọng có kích thước phù hợp
- Lựa chọn bra trơn, bằng cotton và không quá dày
- Đừng mặc một chiếc áo ngực liên tục. Hãy thay đổi luân phiên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét